- Chuyên mục khác :
- Git cơ bản và nâng cao
- ·
- MySQL cơ bản và nâng cao
- ·
- MongoDB cơ bản và nâng cao
- ·
- SQL cơ bản và nâng cao
- ·
- Linux cơ bản và nâng cao
- Học MySQL cơ bản và nâng cao
- Học MySQL cơ bản và nâng cao
- MySQL là gì
- Cài đặt MySQL
- Quản lý MySQL
- Cú pháp kết hợp MySQL và PHP
- Kết nối MySQL
- Tạo Database trong MySQL
- Xóa cơ sở dữ liệu trong MySQL
- Chọn cơ sở dữ liệu trong MySQL
- Kiểu dữ liệu trong MySQL
- Tạo bảng trong MySQL
- Xóa bảng trong MySQL
- Truy vấn INSERT trong MySQL
- Truy vấn SELECT trong MySQL
- Mệnh đề WHERE trong MySQL
- Truy vấn UPDATE trong MySQL
- Truy vấn DELETE trong MySQL
- Mệnh đề LIKE trong MySQL
- Mệnh đề ORDER BY trong MySQL
- Sử dụng JOIN trong MySQL
- Xử lý giá trị NULL trong MySQL
- Regexp trong MySQL
- Transaction trong MySQL
- Lệnh ALTER trong MySQL
- Chỉ mục (INDEX) trong MySQL
- Bảng tạm trong MySQL
- Mô phỏng bảng trong MySQL
- Lấy và sử dụng MySQL Metadata
- Sử dụng Sequence trong MySQL
- Xử lý bản sao trong MySQL
- Injection trong MySQL và SQL
- Export và Phương thức Backup trong MySQL
- Import và phương thức Recovery trong MySQL
- Mệnh đề GROUP BY trong MySQL
- Mệnh đề IN trong MySQL
- Mệnh đề BETWEEN trong MySQL
- Từ khóa UNION trong MySQL
- Hàm hữu ích trong MySQL
First Normal Form (1NF) thiết lập các qui tắc cơ bản cho một Database đã được tổ chức:
Định nghĩa các cột dữ liệu cần thiết, bởi vì chúng trở thành các cột trong một bảng. Đặt các cột dữ liệu có liên quan với nhau trong một bảng.
Bảo đảm rằng không có việc lặp lại các nhóm dữ liệu nào.
Bảo đảm rằng có một Primary Key.
Qui tắc đầu tiên của 1NF
Bạn phải định nghĩa các cột dữ liệu. Nghĩa là kiểm tra dữ liệu để được lưu giữ, tổ chức dữ liệu vào trong các cột, định nghĩa kiểu dữ liệu của mỗi cột, và cuối cùng đặt các cột dữ liệu liên quan với nhau vào trong bảng riêng của chúng.
Ví dụ, bạn đặt tất cả cột liên quan tới vị trí trong bảng Location, liên quan tới thành viên trong bảng MemberDetail, …
Qui tắc thứ hai của 1NF:
Bước tiếp theo để bảo đảm rằng không có sự lặp lại các nhóm dữ liệu. Chúng ta xem xét bảng sau:
CREATE TABLE SINHVIEN( ID INT NOT NULL, TEN VARCHAR (20) NOT NULL, TUOI INT NOT NULL, KHOAHOC CHAR (25), TENSACH VARCHAR(155) );
Nếu hiển thị một sinh viên với nhiều lần mượn sách khác nhau khác nhau, thì nó sẽ cho:
ID | TEN | TUOI | KHOAHOC | TENSACH |
---|---|---|---|---|
100 | Hoang | 19 | CNTT | Mang_May_Tinh |
100 | Hoang | 19 | CNTT | Lap_Trinh_C |
100 | Hoang | 19 | CNTT | Tu_Tuong_Ho_Chi_Minh |
Nhưng theo 1NF, chúng ta cần bảo đảm rằng không có sự lặp lại các nhóm dữ liệu. Vì thế, chúng ta chia bảng trên thành 2 phần và kết hợp chúng bởi một key như sau:
Bảng SINHVIEN:
CREATE TABLE SINHVIEN( ID INT NOT NULL, TEN VARCHAR (20) NOT NULL, TUOI INT NOT NULL, KHOAHOC CHAR (25), PRIMARY KEY (ID) );
Bảng này sẽ có các bản ghi sau:
ID | TEN | TUOI | KHOAHOC |
---|---|---|---|
100 | Hoang | 19 | CNTT |
Bảng MUONSACH:
CREATE TABLE MUONSACH( ID INT NOT NULL, SINHVIEN_ID INT NOT NULL, TENSACH VARCHAR(155), PRIMARY KEY (ID) );
Bảng này sẽ có các bản ghi sau:
ID | SINHVIEN_ID | TENSACH |
---|---|---|
10 | 100 | Mang_May_Tinh |
11 | 100 | Lap_Trinh_C |
12 | 100 | Tu_Tuong_Ho_Chi_Minh |
Qui tắc thứ ba của 1NF
Qui tắc cuối cùng của 1NF là tạo một Primary Key cho mỗi bảng mà chúng ta đã tạo.
Bình luận (0)