Mô hình này được giới thiệu trong các phiên bản đầu tiên của Ngôn ngữ JavaScript. Nó được hỗ trợ tốt bởi tất cả các trình duyệt, Nó được hỗ trợ tốt bởi tất cả trình duyệt, nhưng chỉ cho phép truy cập tới các phần nào đó của tài liệu, như các phần tử Form, hình ảnh, Font.

Mô hình này cung cấp một số thuộc tính read-only, như title, URL, và lastModified cung cấp thông tin về tài liệu như là một tổng thể. Ngoài ra, còn có nhiều phương thức đa dạng được cung cấp bởi mô hình này mà có thể được sử dụng để thiết lập và nhận các giá trị thuộc tính của tài liệu.

Các thuộc tính của Document trong Legacy DOM

Dưới đây là danh sách các thuộc tính của Document mà có thể được truy cập bởi sử dụng Mô hình Legacy DOM.

STT Property & Miêu tả
1 alinkColor

Thuộc tính cũ − Một chuỗi xác định màu của link hoạt động.

Ex − document.alinkColor

2 anchors[ ]

Một mảng của các đối tượng Anchor, một cho mỗi Anchor mà xuất hiện trong tài liệu

Ex − document.anchors[0], document.anchors[1] và ...

3 applets[ ]

Một mảng của các đối tượng Applet, một cho mỗi Anchor mà xuất hiện trong tài liệu

Ex − document.applets[0], document.applets[1] và ...

4 bgColor

Thuộc tính cũ − Một chuỗi biểu diễn màu nền trong tài liệu

Ex − document.bgColor

5 cookie

Một thuộc tính chuỗi quan trọng với trạng thái đặc biệt mà cho phép các Cookie liên kết với tài liệu này để được truy vấn và thiết lập.

Ex − document.cookie

6 domain

Một chuỗi xác định miền Internet của tài liệu. Được sử dụng cho mục đích bảo mật.

Ex − document.domain

7 embeds[ ]

Một mảng các đối tượng biểu diễn dữ liệu được nhúng trong tài liệu với thẻ <embed>. Một từ đồng nghĩa với plugins[ ]. Một số Plugins và ActiveX Controls có thể được điều khiển với JavaScript code.

Ex − document.embeds[0], document.embeds[1] and so on

8 fgColor

Thuộc tính cũ - Một chuỗi xác định màu văn bản mặc định cho tài liệu

Ex − document.fgColor

9 forms[ ]

Một mảng các đối tượng Form, một cho mỗi HTML form mà xuất hiện trong tài liệu

Ex − document.forms[0], document.forms[1] và ...

10 images[ ]

Một mảng các đối tượng Image, một cho mỗi hình ảnh mà được nhúng vào trong tài liệu với thẻ HTML <img>

Ex − document.images[0], document.images[1] và ...

11 lastModified

Một chuỗi chỉ đọc read-only mà xác định ngày tạo những thay đổi gần đây trong tài liệu

Ex − document.lastModified

12 linkColor

Thuộc tính cũ − Một chuỗi xác định màu cho các Unvisited links

Ex − document.linkColor

13 links[ ]

Nó là một mảng các link trong tài liệu

Ex − document.links[0], document.links[1] và ...

14 location

URL của tài liệu. Thuộc tính cũ vì lợi ích của thuộc tính URL

Ex − document.location

15 plugins[ ]

Một từ đồng nghĩa với embeds[ ]

Ex − document.plugins[0], document.plugins[1] và ...

16 Referrer

Một chuỗi read-only mà chứa URL của tài liệu

Ex − document.referrer

17 Title

Nội dung văn bản của thẻ <title>

Ex − document.title

18 URL

Một chuỗi read-only xác định URL của tài liệu.

Ex − document.URL

19 vlinkColor

Thuộc tính cũ − Một chuỗi xác định màu của Visited Link.

Ex − document.vlinkColor

Các phương thức của Document trong Legacy DOM

Dưới đây là danh sách các phương thức của Document được hỗ trợ bởi Legacy DOM.

STT Phương thức & Miêu tả
1 clear( )

Thuộc tính cũ − Xóa bỏ nội dung tài liệu và không trả về thứ gì

Ex − document.clear( )

2 close( )

Đóng một tài liệu đã mở bởi phương thức open( ) và không trả về thứ gì

Ex − document.close( )

3 open( )

Xóa nội dung tài liệu hiện tại và mở một stream mới để nội dung mới có thể được viết; và không trả về thứ gì

Ex − document.open( )

4 write( value, ...)

Chèn chuỗi hoặc các chuỗi đã cho vào trong tài liệu hiện tại đang được phân tính và nối kết với tài liệu đã mở với phương thức open( ). Và không trả về thứ gì

Ex − document.write( value, ...)

4 writeln( value, ...)

Tương đương với write( ), ngoại trừ việc nó so khớp một ký tự newline (dòng mới) tới đầu ra (output). Và không trả về thứ gì

Ex − document.writeln( value, ...)

Ví dụ

Chúng ta có thể xác định vị trí bất kỳ phần tử HTML trong bất kỳ tài liệu HTML nào bởi sử dụng HTML DOM. Ví dụ, nếu một tài liệu web chứa phần tử form thì khi sử dụng JavaScript chúng ta có thể tham chiếu tới nó như là document.forms[0]. Nếu tài liệu web của bạn bao gồm hai phần tử form thì Form đầu tiên sẽ được tham chiếu như là document.forms[0] và Form thứ hai là document.forms[1].

Sử dụng cấu trúc thứ bậc và các thuộc tính đã cho ở trên, chúng ta có thể truy cập phần tử Form đầu tiên bởi sử dụng document.forms[0].elements[0] và ...

Dưới đây là ví dụ để truy cập các thuộc tính tài liệu bởi sử dụng phương thức Legacy DOM.

<html>
   
   <head>
      <title> Document Title </title>
      
      <script type="text/javascript">
         <!--
            function myFunc()
            {
               var ret = document.title;
               alert("Document Title : " + ret );
            
               var ret = document.URL;
               alert("Document URL : " + ret );
            
               var ret = document.forms[0];
               alert("Document First Form : " + ret );
            
               var ret = document.forms[0].elements[1];
               alert("Second element : " + ret );
            }
         //-->
      </script>
      
   </head>
   
   <body>
      <h1 id="title">This is main title</h1>
      <p>Click the following to see the result:</p>
      
      <form name="FirstForm">
         <input type="button" value="Click Me" onclick="myFunc();" />
         <input type="button" value="Cancel">
      </form>
      
      <form name="SecondForm">
         <input type="button" value="Don't ClickMe"/>
      </form>
      
   </body>
</html>

Kết quả

Ghi chú − Ví dụ này trả về các đối tượng với các Form và các phần tử và chúng ta sẽ phải truy cập các giá trị này bởi sử dụng những thuộc tính của đối tượng mà đã không được bàn luận trong chương này.

Các bài học JavaScript khác tại s2sontech:




Bình luận (0)

Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Learning English Everyday