Tết Trung Quốc vào ngày nào? Người Trung Quốc ăn Tết âm hay dương? Ngày nghỉ lễ chính thức ở Trung Quốc là bao nhiêu ngày? Tết ở Trung Quốc như thế nào? Dưới đây là tổng hợp các kiến thức về Tết Trung Quốc
Tất cả những vấn đề bạn đang quan tâm, s2sontech.com xin được giới thiệu giúp bạn hiểu rõ hơn về Tết Trung Quốc nhé.
→ Theo wikimedia:
Tết Nguyên Đán là ngày Tết quan trọng nhất của người Trung Hoa, được tính theo âm lịch. Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác cũng chào đón năm mới theo lịch Âm vào cùng dịp này với các phong tục tập quán phong phú.
Tết này còn có tên gọi là Xuân Tiết (春节/春節 – Chūn Jié), đánh dấu sự kết thúc của mùa đông và khởi đầu mùa xuân mới.
Thời điểm giao mùa này khác với cách tính của phương Tây vì nó được tính theo lịch âm. Tết được tính từ ngày đầu tiên của tháng âm lịch đầu tiên – ngày Chính (Chánh Nguyệt-正月-Zhēng Yuè) và kết thúc vào ngày tổ chức lễ hội đèn lồng rằm tháng giêng (Tết Nguyên tiêu).
Đêm giao thừa của Trung Quốc, ngày dành cho sum họp gia đình, được gọi là đêm Trừ Tịch (除夕 – Chú Xī) với “trừ” nghĩa là thay đổi, hoán đổi và “tịch” là đêm, “trừ tịch” nghĩa là “đêm của sự thay đổi””đêm của thời khắc giao thời”.
Tết Nguyên Đán là ngày tết âm lịch dài nhất và quan trọng nhất ở Trung Quốc, thường kéo dài từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch [2]. Nguồn gốc của ngày tết này có từ xa xưa với rất nhiều truyền thuyết và tập tục liên quan, phản ánh niềm tin và cách sống của con người thời cổ xưa.
Tết Trung Quốc tương tự Tết Nguyên Đán của người Việt, Tết Hàn Quốc, Tết Nhật Bản, Tết Tây Tạng, Tết Mông Cổ. Tết này được tổ chức trong cộng đồng người Hoa khắp thế giới. Mỹ, Canada và Úc có xuất bản bộ sưu tập tem hàng năm nhân dịp Tết Trung Quốc.
Ở lãnh thổ Trung Quốc, có nhiều các truyền thống đón Tết khác nhau theo từng địa phương. Mọi người đổ tiền mùa quà tặng, đồ trang trí, quần áo, thực phẩm… Mọi gia đình đều lau dọn nhà cửa sạch sẽ để quét đi những điều không may và chào đón các may mắn sắp tới.
Cửa sổ, cửa ra vào đều được dán giấy đỏ với câu đối và những từ như “Phúc”, “Lộc” và “Thọ”. Vào đêm Trừ Tịch, bữa tối trở thành đại tiệc của gia đình.
Các món ăn bao gồm món heo, vịt, gà và đồ ngọt. Buổi tối sẽ kết thúc với pháo hoa. Sáng sớm hôm sau, trẻ em sẽ chào người lớn bằng những lời chúc Tết, chúc sức khỏe và nhận tiền trong phong bao đỏ.
Tết thực sự là một dịp để hòa giải, quên đi mọi hận thù và chân thành chúc nhau bình an và hạnh phúc.
Ít nhất có 3 năm khác nhau được đánh dấu là năm 1 theo các học giả, khiến cho năm 2011 được xem là năm 4709, 4708, 4648 theo lịch Trung Hoa. Trong đó, theo một số người, thì năm 1 là năm khởi đầu thời kỳ trị vì của Hoàng Đế.
Bài viết đề cập đến nội dung sau: ⇓
Tết Trung Quốc vào ngày nào?
Ngày: Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2023
Năm 2022: Dương Lịch – Thứ Ba, Ngày 1 Tháng 2 – Nhâm Dần
Trung quốc ăn tết âm hay dương?
Cũng giống như Việt Nam, Singapore, Hàn Quốc thì Trung Quốc cũng dùng hệ thống âm lịch để xác định Tết Nguyên Đán của họ.
Theo dương lịch, Tết Nguyên Đán Trung Hoa rơi vào những ngày khác nhau, thường là trong khoảng 6 tháng 1 đến 5 tháng 2. Theo lịch Trung Hoa, ngày kinh trập rơi vào tháng 2 âm lịch và Thanh Minh rơi vào tháng 3 âm lịch, nghĩa là Tết Nguyên Đán Trung Hoa xảy ra vào 2 tháng trước ngày kinh trập và Thanh Minh (chỉ thỉnh thoảng mới rơi vào 3 tháng trước kinh trập và Thanh Minh nếu như có tháng nhuận). Theo văn hóa truyền thống Trung Quốc, tết này rơi vào tiết lập xuân, một trong 24 tiết khí; là tiết khởi đầu mùa xuân, thường rơi vào khoảng ngày 4 tháng 2 dương lịch.
Trích nguồn từ wikipedia
Ngày nghỉ lễ chính thức
Tết Trung Quốc thường rơi vào các ngày khác nhau theo lịch Thiên chúa, nên một số Chính Phủ có lịch nghỉ và làm việc khác nhau.
Vùng | Miêu tả |
---|---|
Trung Hoa đại lục | Đêm Giao thừa và hai ngày đầu tiên của năm mới (thường là 7 ngày, bao gồm cả ngày nghỉ cuối tuần). |
Hồng Kông và Ma Cao | Ba ngày đầu tiên của năm mới. Nếu một trong ba ngày đó là Chủ nhật, ngày Giao thừa cũng được xem là ngày nghỉ (ví dụ Tết năm 2010). |
Đài Loan | Ngày Giao thừa và ba ngày đầu năm mới. |
Đảo Christmas, Malaysia và Singapore | Hai ngày đầu năm mới. Nếu một trong những ngày này rời vào Chủ nhật, kỳ nghỉ sẽ được kéo dài thành 3 ngày. Một nửa ngày Giao thừa thường được quy định là ngày nghỉ. |
Brunei và Indonesia | Ngày đầu tiên của năm. Nếu là Chủ nhật, sẽ được dời sang thứ hai. Ở Brunei, nếu là thứ sáu, sẽ được dời sang thứ bảy. |
Các nước khác | Các nước phương Tây có cộng đồng lớn người Hoa, ví dụ như Australia, Canada, Pháp, New Zealand, Hoa Kỳ không quy định Tết Trung Quốc là ngày nghỉ lễ chính thức, nhưng có phát hành tem hoặc đúc tiền kỷ niệm. |
Tết ở Trung Quốc như thế nào?
Tết Nguyên Đán là ngày Tết quan trọng nhất của người Trung Hoa, được tính theo âm lịch. Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác cũng chào đón năm mới theo lịch Âm vào cùng dịp này với các phong tục tập quán phong phú. Tết này còn có tên gọi là Xuân Tiết (春节/春節 – Chūn Jié), đánh dấu sự kết thúc của mùa đông và khởi đầu mùa xuân mới. Thời điểm giao mùa này khác với cách tính của phương Tây vì nó được tính theo lịch âm.
Tết được tính từ ngày đầu tiên của tháng âm lịch đầu tiên – ngày Chính (Chánh Nguyệt-正月-Zhēng Yuè) và kết thúc vào ngày tổ chức lễ hội đèn lồng rằm tháng giêng (Tết Nguyên tiêu). Đêm giao thừa của Trung Quốc, ngày dành cho sum họp gia đình, được gọi là đêm Trừ Tịch (除夕 – Chú Xī) với “trừ” nghĩa là thay đổi, hoán đổi và “tịch” là đêm, “trừ tịch” nghĩa là “đêm của sự thay đổi””đêm của thời khắc giao thời”.
Tết Nguyên Đán là ngày tết âm lịch dài nhất và quan trọng nhất ở Trung Quốc, thường kéo dài từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch [2]. Nguồn gốc của ngày tết này có từ xa xưa với rất nhiều truyền thuyết và tập tục liên quan, phản ánh niềm tin và cách sống của con người thời cổ xưa.
Tết Trung Quốc tương tự Tết Nguyên Đán của người Việt, Tết Hàn Quốc, Tết Nhật Bản, Tết Tây Tạng, Tết Mông Cổ. Tết này được tổ chức trong cộng đồng người Hoa khắp thế giới. Mỹ, Canada và Úc có xuất bản bộ sưu tập tem hàng năm nhân dịp Tết Trung Quốc.
Phong tục Tết Trung Quốc
- Phong tục lì xì ngày Tết ở Trung Quốc là một điều mà chỉ có những người học bộ môn tiếng Trung Quốc mới biết đó là cách gọi lì xì của người Trung Quốc. Tương tự như người Việt Nam khi phát tiền cho trẻ nhỏ người ta sẽ gọi đó là tiền lì xì còn khi biếu tiền cho người cao tuổi trong dịp Tết người ta lại gọi đó là tiền mừng tuổi.
- Người Trung Quốc khi phát tiền cho trẻ em vào dịp Tết sẽ gọi là 红包Hóngbāo nghĩa là hồng bao, còn khi biếu tiền cho người lớn tuổi gọi là tiền mừng tuổi
- Người Trung Quốc có tục treo ngược chữ Phúc, có nghĩa là “Phúc Đảo”, trong tiếng Hán đồng âm với từ “Phúc Đáo”, có nghĩa là “Phúc đến” để thể hiện hi vọng may mắn sẽ đến trong năm mới. Bên cạnh đó, người Trung Quốc rất thích đốt pháo và múa lân mỗi dịp Tết.
Trang phục Tết Trung Quốc
Trong dịp Tết, trang phục sườn xám truyền thống được người dân Trung Quốc mặc vào dịp Tết Nguyên Đán. Màu sắc của sườn xám trong dịp Tết thường là màu đỏ, màu sắc tượng trưng cho sự may mắn.
Món ăn Tết Trung Quốc
Trung Quốc thường có 3 món ăn chính không thể thiếu đó là:
- Mỳ trường thọ
- Món cá
- Bánh chẻo (há cảo, sủi cảo).
Món mỳ trường thọ có đặc điểm đó là sợi mỳ cực dài, và đúng với tên gọi của nó, nó thể hiện ý nghĩa 1 năm mới với sức khỏe dẻo dai, dồi dào. Món mỳ trường thọ còn thể hiện cho sự may mắn, cát tường, món này đôi khi chỉ có 1 sợi dài.
Một món ăn kinh điển mà ai cũng biết đến tại Trung Quốc đó là món bánh chẻo ( tiếng Hán:饺子/Jiǎozi). Món ăn gồm vỏ bánh bao trọn nhân bánh bên trong, nhất là thời điểm Giao Thừa người Trung Quốc thường sẽ ăn món này đầu tiên để thể hiện sự chuyển giao giữa 2 năm ( âm đọc Jiǎo gần giống với âm Jiāo nghĩa là giao trong chuyển giao. Ngoài ra món ăn còn mang lại sự may mắn, thuận lợi cho mọi người.
Cuối cùng là món Cá. Tại Trung Quốc cá có nghĩa là dư thừa (do âm đọc là ” yú gần giống với từ có nghĩa là dư thừa) vì vậy món cá thể hiện sự dư thừa của cải, giàu có, sung túc của người Trung Quốc trong năm mới. Đặc biệt khi ăn cá người Trung Quốc thường sẽ để lại phần đầu, kiêng kị nhất định không được ăn hết vì ý nghĩa từ thời xa xưa.
Lời chúc Tết Trung Quốc
Lời chúc Tết bằng tiếng Trung thường được dùng nhiều nhất 2 câu chúc dưới đây:
- Chúc mừng năm mới: 新年快乐 xīn nián kuài lè
- Cung hỷ phát tài: 祝你恭喜发财: Zhù nǐ Gōngxǐ fācái
Cây hoa chơi ngày Tết tại Trung Quốc
Khác với Việt Nam chơi hoa mai, hoa đào thi người Trung Quốc thường chơi cây kim quất (cây tượng trưng cho tài lộc, thịnh vượng). Loài cây này giống với cây quất của Việt Nam nhưng có quả dài như quả nhót chứ không tròn như quả quất của Việt Nam.
Qua bài viết trên bạn đã có những kiến thức đầy đủ và thực tế về Tết Trung Quốc. Hãy tham gia khóa học tiếng Trung tại trung tâm s2sontech.com để vừa được học tiếng vừa được chia sẻ các nét văn hóa cực hay mà không sách vở nào có từ các thầy cô nhé.
Bình luận (0)