Dưới đây là hướng dẫn cách học, cách đọc và giải thích về bảng chữ cái tiếng Trung cho người mới bắt đầu học . Bài học về bảng chữ cái là bài học cơ bản bắt buộc phải học nên các bạn chú ý học kỹ phần này.
Bài viết đề cập đến nội dung sau: ⇓
Bảng chữ cái tiếng Trung là gì?
Trong chữ Hán Cách phát âm không liên quan đến Cách viết các từ, các nét nên bảng chữ cái trong tiếng Trung gồm có hai phần là: Bảng phiên âm (cách phát âm) và Bảng các nét cơ bản trong chữ Hán (cách viết).
Ta lấy một ví dụ: Chữ Đại (to lớn) được viết là 大 và đọc là dà. Vậy dà. là cách phát âm, còn 大 là cách viết.
Còn trong tiếng Việt Cách đọc và Cách viết là một, ta đánh vần theo chữ cái để phát âm.
Chi tiết về hai phần trong Bảng chữ cái trong tiếng Trung như sau:
#Phần 1: Bảng phiên âm (Pinyin)
Trong Bảng phiên âm (Pinyin) cấu tạo gồm ba phần:
- Vận mẫu hay còn gọi là Nguyên âm
- Thanh mẫu (Phụ âm)
- Thanh điệu (Dấu)
1. Vận mẫu (nguyên âm)
Trong tiếng Trung ta có tổng cộng 36 Vận mẫu, trong đó gồm:
- 6 Vận mẫu đơn
- 13 Vận mẫu kép
- 16 Vận mẫu âm mũi
- 1 Vận mẫu âm uốn lưỡi
Phần Vận mẫu khá dài nên s2sontech viết thành một bài. Bài chi tiết này có cách đọc từng Vận mẫu (audio)
2. Thanh mẫu (Phụ âm)
Thanh mẫu (Phụ âm) trong tiếng Trung gồm 18 phụ âm đơn và 3 phụ âm kép. Còn 2 phụ âm không chính thức là y và w chính là nguyên âm i và u khi nó dùng ở đầu câu.
Dựa vào cách phát âm của mỗi thanh mẫu người ta chia thanh mẫu thành 6 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Âm hai môi và răng môi
- Nhóm 2: Âm đầu lưỡi
- Nhóm 3: Âm cuống lưỡi
- Nhóm 4: Âm đầu lưỡi trước
- Nhóm 5: Âm đầu lưỡi sau
- Nhóm 6: Âm mặt lưỡi
Phần Thanh mẫu này cũng được tách ra thành bài chi tiết và có cách đọc (audio) cho từng thanh mẫu
3. Thanh điệu (Dấu)
Thanh điệu trong tiếng Trung giống với dấu trong tiếng Việt nhưng thực chất thì dấu thanh điệu trong tiếng Trung là dấu biểu thị hướng đi của âm thanh
Bảng thanh điệu trong tiếng Trung Quốc, hướng âm thanh đi từ trái sang phải
Thanh 1 (thanh ngang) bā: “ba” giống chữ tiếng Việt không dấu. Đọc ngang, bình bình, không lên không xuống.
Thanh 2 (thanh sắc) bá: Đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt, nhưng cần kéo dài âm.
Thanh 3 (thanh hỏi) bǎ: Đọc tương tự chữ “bả” nhưng kéo dài âm. Hướng âm thanh từ cao xuống thấp sau đó lên cao.
Thanh 4 (thanh huyền) bà: Đọc từ cao xuống thấp.
Cũng được tách ra như hai phần trên, mời các bạn xem bài chi tiết của Thanh điệu ở link dưới
#Phần 2: Bảng các nét cơ bản trong chữ Hán (cách viết)
Các nét trong tiếng Trung cũng giống như bảng chữ cái trong tiếng Việt (một hoặc nhiều chữ cái ghép thành một từ). Một chữ Hán cũng được cấu thành bởi nhiều nét
Có 8 nét cơ bản trong tiếng Trung là: Ngang, Sổ, Chấm, Hất, Phẩy, Mác, Gập và Móc.
App và công cụ học bảng chữ cái tiếng Trung
và nhiều ứng dụng khác nữa…
Những lưu ý khi học bảng chữ cái tiếng Trung
#1. Học xong bảng chữ cái ta chuyển sang học thật kỹ bộ thủ vì bộ thủ là cách duy nhất tìm ra nghĩa của từ ngữ, các từ liên quan giống nhau và cách ghép từ
Ví dụ:
- 液 – yè: nghĩa là dịch /chất lỏng
- 河 – hé: nghĩa là hà / sông
- 泡 – pào: bào là bọt nước.
Trong ba từ trên đều có bộ Thủy (3 chấm thủy 氵) đằng trước, nghĩa của chúng đều liên quan tới nước.
Một ví dụ khác
- 时 / Shí: Thời gian
- 区 / Qū : Khu vực
Khi ghép hai từ này với nhau ta được từ 时区 có nghĩa là múi giờ (múi giờ bao gồm giờ và địa điểm)
#2. Bảng phiên âm Pinyin 汉语拼音 / Hànyǔ pīnyīn , thường được đặt bên phải của chữ Hán (Hànyǔ pīnyīn là phiên âm)
Như giải thích ở trên – bảng phiên âm là cách thức sử dụng chữ cái Latinh để thể hiện cách phát âm các chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc
Tất cả có 21 phụ âm (vận mẫu), 37 nguyên âm (thanh mẫu), 5 thanh điệu (dấu) như nội dung ở trên để tạo một bảng Bính âm (Pinyin)
Tổng kết lại là bài bảng chữ cái tiếng Trung là tập hợp của các bài viết: Vận mẫu, Thanh mẫu, Thanh điệu và bài Các nét trong chữ Hán, vậy nên để biết cách học bảng chữ cái ta chỉ cần học các bài trong link trên là được.
Và cuối cùng hãy cùng s2sontech.com xem video học bảng chữ cái tiếng Trung qua bài hát trên Youtube
Cám ơn các bạn đã truy cập site. Mọi góp ý xin để comment ở dưới
Bình luận (0)