4 thói quen của người thành đạt – Brian Tracy Chuyên mục Sách Và Cuộc Sống 2023-09-01 1.4k Lượt xem 78 Lượt thích 0 Bình luận
Brian Tracy là tác giả của rất nhiều cuốn phát triển bản thân, trên giá sách của tôi có vài cuốn, mỏng có, dầy có, thường là do First New ấn hành; nói chung bác này là một trong một vài bác rất nổi tiếng liên quan tới phát triển bản thân. Entry này được viết trên cảm hứng của video 4 thói quen của người thành đạt mà bạn có thể tìm thấy trên mạng. Đó là một đoạn video ngắn có lẽ ông quảng cáo cho một cuốn sách xuất bản cùng tên “Habits of Rich People“; các bạn có thể search trên youtube để xem đoạn video dài khoảng 10 phút này.
Đoạn video có tên là “Habits of Rich People” mà dịch đúng ra phải là “Những thói quen của người giàu có” nhưng được dịch là “Những thỏi quen của người thành đạt”. Chúng ta có thể định nghĩa rõ ràng thế nào là một người giàu có bởi các con số rất cụ thể, triệu phú, tỷ phú. “Thành đạt” được hiểu là con người đó đã đạt tới một cái gì đó to tát ví dụ như có một vị trí quan trọng trong xã hội, có một gia đình yên ấm, có nhiều mối quan hệ chất lượng, có một cuộc sống không quá giàu có nhưng cân bằng. Thành đạt về tiền chỉ là một trong nhiều kiểu thành đạt.
Tuy nhiên cũng không nên mất thời gian tìm hiểu sự khác biệt này; cứ tạm hiểu giàu có và thành đạt cho dù là hai thứ khác nhau nhưng để đạt được thì cần một số điều kiện giống nhau. Chúng ta đi vào tìm hiểu 4 thói quen theo quan điểm của Brian Tracy là gì (PS tí là mình chưa đọc sách này nên có thể ý tưởng của mình không giống hoàn toàn ý tưởng của Brian Tracy).
Thói quen 1: Nhận thức về bản thân cao ( a high self-concept)
Nếu bạn là cái búa thì nhìn cái gì cũng là đinh hết, chỉ muốn đập gõ mà chẳng cần biết cái đó có cần hay không. Thậm chí tay bạn đang cầm búa thì bạn cũng sẽ tìm những thứ có thể gõ :P. Chúng ta có xu hướng suy nghĩ và hành xử theo một hình mẫu nhất quán. Hình mẫu đó là con người mà ta tưởng tượng rằng mình là anh hay chị ta.
Giả sử tôi có khả năng thực sự là bơi 5000m liên tục không ngừng nghỉ nhưng chỉ nghĩ là mình chỉ có thể bơi tối đa 2000m thôi thì chắc sẽ thường bơi tới 2000m là tối đa vì lúc đó con tim mách bảo là ” đến điểm tới hạn của mày rồi đó”. Những gì tôi và bạn nghĩ về bản thân sẽ giới hạn những gì chúng ta nghĩ và làm.
Một người thợ lắp đặt sửa chữa điều hòa khi bước vào một căn phòng, điều gì anh thấy đầu tiên? Chắc chắn đó là cái điều hòa. Anh ta sẽ dành thời gian để xem cái điều hòa đó nhãn hiệu gì, công suất bao nhiêu, lắp ở vị trí đó đã hợp lý chưa,….theo một thói quen. Anh ta sẽ không hề để ý tới các đồ đạc khác trong phòng như tivi, tủ lạnh, tủ đài,…
Tương tự, một người có khả năng bơi, đi đâu anh ta cũng chỉ nghĩ xem ở đó có bể bơi không, có hồ bơi bên cạnh không,…Anh ta sẽ ít quan tâm tới đường chạy vô cùng đẹp ven bãi biển, quán ăn độc đáo của địa phương, …
Một người thợ sửa chữa máy tính sẽ dành hầu hết thời gian mà anh ta có cho nghiên cứu máy tính. Anh đọc các bài viết diệt virus, sửa chữa phần cứng,…tham gia các khóa học về sửa chữa máy tính, thi các chứng chỉ máy tính. Anh ta biết rằng ngoài máy tính thì cũng còn nhiều thứ hay ho khác ngoài kia nhưng anh ta không còn thời gian cho nó nữa, anh hướng mọi sự chú ý vào cái anh ta quan tâm xuất phát từ nhận thức về việc mình là ai.
Một người tự nhận thấy mình là người lương thiện có xu hướng giúp đỡ người khác trong khi một người tự nhận thức rằng mình là một người không đàng hoàng thì sẽ có những hành vi tương ứng.
Một người nhận thức rằng mình là một người cực giỏi trong tìm giải pháp sẽ rất thích giải các vấn đề khó nên anh ta ngày một giỏi hơn. Cấp độ nhận thức càng cao thì anh ta càng tự tin từ đó năng lực cũng sẽ lên theo. Ngược lại, một người luôn nghĩ rằng mình chẳng làm được việc gì ra hồn sẽ có xu hướng né tránh vấn đề từ đó không rèn luyện được bản thân, dẫn tới khó đạt được cái gì lớn.
Nhận thức về bản thân hình thành từ quá trình chúng ta lớn lên do tác động từ bên ngoài (mà không phải bên trong). Chúng ta thường định nghĩa về bản thân mình thông qua góc nhìn của người khác. Nhận thức này đứng về mặt lượng luôn ít hơn so với khả năng thực sự của con người bạn. Tìm cách mở rộng cái nhận thức đó càng lớn thì càng cởi trói cho khả năng thực sự của con người.
Vài người lại nghĩ mình có khả năng vượt quá rất xa với khả năng thực. Thường nguyên nhân là do họ ít va chạm để thử thách khả năng vì vậy nghĩ rằng khả năng đó của mình là tốt. Vài người thì tự kiêu trở thành một thói quen trong suy nghĩ, luôn nghĩ và nói quá lên cái mình thực sự có thể làm được.
Đây là một “thói quen” vì vậy nó phải được hình thành in sâu vào trong tiềm thức đến mức mà bạn không ý thức rằng mình đang cố xây dựng một hình mẫu bản thân cao. Phải đạt tới mức giống như lái xe mà quên mất rằng mình đang lái xe. Muốn vậy phải có sự luyện tập, lặp đi lặp lại.
Bước 1: Xây dựng hình tượng con người mà bạn muốn hướng tới
Tưởng tượng ra một hình mẫu mà mình muốn trở thành. Con người đó phải vượt quá cái hiện trạng mà ta đang cảm nhận về mình. Đó có thể là một người tự tin, mạnh mẽ, quyết đoán, kiên trì và không lùi bước trước bất cứ khó khăn nào. Nên định nghĩa hết sức rõ ràng và tập trung vào một mặt mạnh cụ thể nào đó vì con người khó có thể cái gì cũng giỏi được.
Tại bước này bạn định nghĩa lại chính mình, giống như lập trình lại con người mình. Viết nó ra và dán nó trước trán cho khỏi quên, tất nhiên bạn có thể gấp nhỏ cho vào ví hoặc dán trên tường trước bàn làm việc.
Bạn có thể lấy một hình mẫu nào đó từ những con người xung quanh bạn hoặc từ trong sách vở.
Bước 2: Kiên trì thực hiện theo những gì mà mình đã định nghĩa
Khi chúng ta lặp đi lặp lại một hành động thì sẽ biến thành thói quen hành vi, làm thay đổi thói quen trong suy nghĩ (nhận thức). Ví dụ như nếu định nghĩa mình là “người khỏe mạnh” thì sẽ cần phải lập ra một kế hoạch tập luyên nào đó. Xem trong quá khứ mình có hứng thú với môn thể thao nào không, đặt mục tiêu một tuần tối thiểu 4 buổi.
Chúng ta có nhiều thứ phải thay đổi cho đúng với định nghĩa về bản thân. Nên bắt tay vào thực hiện từng thứ; khi thực hiện được 1 thứ, bạn sẽ tự tin cho những thứ khác; nếu chiến đấu trên toàn mặt trận thì thua chắc. Quan trọng ở đây là phải mở ra cho mình khả năng thay đổi; còn ta không thiếu thời gian. Khi bạn nghĩ rằng mình có thể bơi vượt Hồ tây thì bạn đã mở ra cho mình một cơ hội để làm điều đó; có thể một lúc nào đó bạn sẽ đặt cho mình mục tiêu bơi vượt hồ để từ đó luyện tập và thực hiện. Còn nếu như ta không nghĩ gì về điều đó thì ta đã đóng cơ hội đó từ trong trứng nước.
Luật hấp dẫn chính là làm theo nguyên tắc này. Đầu tiên bạn phải muốn có nó, nghĩ về nó; khi đó các giác quan của bạn sẽ căng ra để tìm kiếm. Nếu không muốn có nó thì bạn sẽ để nó vuột qua cho dù có nhìn thấy nó.
Ngoài ra cũng nên luyện tập quan sát nhận thức tự thân của những người xung quanh mình. Gắn kết giữa cái họ nghĩ về bản thân và hiện trạng của họ xem có mối liên hệ gì không? Nếu là họ thì bạn nên thay đổi suy nghĩ như thế nào? Hành vi là phản ánh của suy nghĩ vì vậy bạn cũng có thể quan sát hành vi để dự đoán suy nghĩ từ đó dự đoán ra nhận thức trong tiềm thức. Tiềm thức giống như là hiến pháp vì vậy nó điều phối tất cả những suy nghĩ của mỗi người; nhận thức thì tồn tại trong tiềm thức; vì nó ở cấp cao nên thay đổi nó không bao giờ là dễ cả.
Ta thường khắt khe với người khác nhưng lại buông lỏng bản thân. Bằng cách quan sát người khác ta có thể luyện tập khả năng nhìn ra định vị của mỗi người ta gặp.
Bước 3: Định kỳ xem xét lại định nghĩa về bản thân
Giống như luyện tập chạy, khi bạn chưa thể hoàn thành nổi 3km thì không thể đặt luôn mục tiêu chạy 100km; nhưng khi hoàn thành 42km bạn sẽ bắt đầu mơ tới 100km.
Khi bạn đã hoàn thành tương đối định nghĩa ban đầu về bản thân đã đến lúc nên xem xét lại danh sách xem có thể thêm, bớt, sửa như thế nào cho phù hợp. Chú ý rằng đây không phải là một bảng danh sách các mục tiêu cần đạt, nó mang tính định hướng vì vậy nhiều thứ không cần thay đổi. Ví dụ như định hướng “không bao giờ từ bỏ” không phải là mục tiêu rõ ràng để một ngày nào đó có thể thỏa mãn. Bạn có thể “không từ bỏ” những việc nhỏ nhưng có thể đầu hàng ở những việc lớn hơn; sẽ luôn có thử thách phía trước để rèn luyện định nghĩa này; khi đạt mục tiêu nào đó hãy đặt mục tiêu lớn hơn rồi khi đạt được lại đặt mục tiêu lớn hơn nữa.
Định nghĩa về bản thân như là hiến pháp của một đất nước, rất ít khi thay đổi. Các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn thuộc về các văn bản dưới hiến pháp.
Thói quen 2: Bước ra ngoài vùng an toàn (Step outside comfort zone )
Nếu thói quen 1 là nhận thức về bản thân thì thói quen 2 liên quan tới nhận thức về thế giới bên ngoài. Tất cả những gì ta cảm nhận về tất cả các hiện tượng, sự vật bên ngoài hình thành nên thế giới quan của ta. Ví dụ:
- Tôi không thích nhạc rock vì âm thanh của nó thật chát chúa. Tôi thích nhạc vàng vì nó nhẹ nhàng. Thực ra việc thích hay không thích thể loại nhạc nào đó chỉ là do cảm nhận của mỗi người mà không phải do cấu tạo của tai hay não phù hợp với từng loại nhạc. Bạn có thể thay đổi 180 độ, thích nhạc rock và ghét nhạc vàng.
- Tôi nghĩ rằng những người đi phượt mấy ngày trời vào những nơi không ai ở thật là để hành xác. 30/4 tốt nhất là ở nhà vì đi đâu cũng đông cả. Đây cũng chỉ là một suy nghĩ trong đầu, bạn có thể nghĩ ngược lại hoàn toàn vào một lúc nào đó khi có ai đó tác động vào tư tưởng của bạn.
- Thể chế này thật là tồi tệ, xã hội đầy những bất công, môi trường thì ô nhiễm, đời sống con người thì khốn khổ. Mỹ có một thể chế tuyệt vời, người dân được tự do nỗ lực để đạt được những gì mình muốn, môi trường trong lành, an ninh thì tuyệt vời.. Chắc chắn rằng không phải ai cũng nghĩ như bạn về điều này, tại sao họ lại nghĩ khác với bạn đang nghĩ? và thực sự thì cách nghĩ nào mang lại lợi ích hơn?
Vùng an toàn là vùng mà chúng ta biết rõ nên có thể kiểm soát được tất cả các yếu tố trong đó. Ví dụ một cách dễ hiểu nhất chính là ngôi nhà; khi ta ở trong nhà mình, ta cảm thấy thoải mái có thể làm những gì mình muốn, nhưng khi bước chân ra khỏi cửa thì chúng ta đã phải cẩn thận dè chừng hơn. Những nơi thường xuyên đến, có sự hiểu biết về nó ta cảm thấy thoải mái nhưng những nơi ít tới thì thường sẽ phải đi nhẹ nói khẽ cho tới khi cảm thấy mình đã hiểu nơi đó.
Là một người bơi khá tốt nhưng tôi rất sợ khi bơi ra xa khỏi bờ biển, tôi sợ có một con gì đó phía dưới sẽ dùng tôi là bữa tối của nó vì vậy tôi chưa bao giờ thực hiện điều đó. Nhưng vẫn có người bơi rất xa bờ, thậm chí tới một hòn đảo cách bờ vài km. Biển là khách quan với cả tôi và anh ta nhưng suy nghĩ của tôi về bơi biển là nguy hiểm còn suy nghĩ của anh ta thì ngược lại. Vì tôi và anh ta nhận thức về khách quan khác nhau nên tôi không thực hiện còn anh ta thực hiện. Đối với anh ta bơi xa bờ nằm trong vùng an toàn (trong nhận thức) còn đối với tôi nó nằm ngoài vùng an toàn.
Có thể ban đầu anh ta cũng sợ sệt như tôi nhưng sau một vài lần thử anh ta đã biến vùng không an toàn trở thành vùng an toàn của chính mình. Vì anh ta dám bước ra khỏi vùng an toàn nên anh ta đạt được những niềm vui thú mà tôi không có do tôi không dám.
Vùng an toàn giúp con người tránh xa khỏi các hiểm nguy thời tiền sử, điều đó ăn sâu vào mỗi con người, sinh ra chúng ta đã có ngay thói quen này. Nhưng trong quá trình lớn lên mỗi người chúng ta hình thành thế giới quan khác nhau và nhận thức tự thân khác nhau vì vậy có người sẵn sàng đương đầu với cái mới và cũng có những người không dám thử bất cứ một cái mới nào. Khi chúng ta làm những thứ giống nhau chúng ta sẽ nhận được những thứ giống nhau. Cuộc đời của một người không bao giờ muốn bước ra khỏi vùng an toàn sẽ rất nhàm chán và khó đạt được một cái gì đó lớn lao.
Đây là một thói quen trong suy nghĩ, nó phải dễ dàng như hơi thở vậy. Các bước bạn có thể làm:
Bước 1: Nhận thức về vùng an toàn của mình hiện tại
Mỗi người chúng ta đều có một vùng ranh giới xác định; nó được hình thành và củng cố từ nhận thức bên trong và nhận thức bên ngoài. Nó giống như một quả bóng bay; nhận thức bên trong là không khí bên trong luôn muốn thoát ra ngoài vì vậy nó đẩy vỏ quả bóng ra mọi hướng. Lực co của cao su giống như cảm nhận về thế giới bên ngoài, nó có xu hướng ép quả bóng nhỏ lại. Hiện trạng của quả bóng là cân bằng của lực bên trong và bên ngoài.
Bằng cách liệt kê ra nhận thức về bản thân kết hợp với nhân thức về bên ngoài bạn sẽ vẽ ra đường biên vùng an toàn của chính mình.
Bước 2: Mở rộng vùng an toàn trong nhận thức
Tại sao bạn không vượt qua ranh giới an toàn?
- Bạn thấy rằng không cần thiết phải vượt qua. Ví dụ đang nằm nhà điều hòa sướng bạn không muốn ra ngoài chạy bộ tập thể thao vì bạn nghĩ rằng điều đó là không cần thiết.
- Bạn thấy rằng mình không có khả năng. Điều đó vượt quá khả năng bạn có thể làm được vì vậy không muốn làm.
- Bạn sợ mình có thể gặp các rủi ro ví dụ như tai nạn, ốm đau, bệnh tật, chấn thương, mất tiền, mất thời gian.
Muốn mở rộng vùng an toàn bạn dùng hai lực:
- Lực đẩy: nâng cao nhận thức về bản thân (bạn là ai, bạn thích gì, ghét gì, thế mạnh, điểm yếu). Đặt cho mình một tiêu chuẩn thật cao
- Lực kéo: Mở rộng nhận thức bên ngoài bằng cách mở rộng tầm nhìn để nhìn nhận thế giới bên ngoài đúng như nó thực sự là vậy.
Bạn nên bắt đầu thay đổi nhận thức từ những thứ rất nhỏ, những thứ mà đa số mọi người cho rằng hiển nhiên (mà bạn đang cho rằng nó sai). Bằng cách tìm hiểu kiến thức xung quanh điều đó bạn sẽ phát hiện ra rằng trước đây mình đã nghĩ sai, để từ đó nhận thức đúng. Hãy tâm niệm một điều tại sao bất cứ việc gì cho dù khó khăn tới mấy vẫn có người thực hiện, họ có phải là giỏi hơn bạn không hay chỉ đơn giản rằng họ dám làm.
Bước 3: Mở rộng vùng an toàn bằng hành động
Suy nghĩ dẫn tới hành vi, thay đổi suy nghĩ sẽ thay đổi hành vi. Mặt khác, hành vi cũng tác động ngược lại làm thay đổi hay củng cố suy nghĩ. Khi suy nghĩ chưa thành thói quen thì bạn sẽ dễ bị quên đi vì vậy cần phải hành động để dần dần suy nghĩ đó vào vùng tiềm thức, trở thành thói quen trong suy nghĩ.
Ví dụ: Bạn rất ngại thuyết trình trước đám đông. Một phần vì “cảm thấy” mình thực sự dốt việc này, một phần vì cảm thấy rất không thoải mái khi đứng trước đám đông. Lúc đó cho dù có chuẩn bị tốt tới đâu bạn cũng gần như quên hết, tay chân không biết để vào đâu. Bước 1 và 2 bạn đã dễ hiểu rồi, bước 3 ở đây đòi hỏi bạn phải hành động cụ thể thay vì chỉ nghĩ trong đầu. Cố gắng tạo ra các tình huống mà bạn phải nói trước đám đông; đám đông ban đầu có thể là người trong gia đình, những người bạn thân, là những đồng nghiệp tin cậy; sau đó mở rộng ra là những người không thích bạn, có hiểu biết hơn bạn. Dần dần từng bước bạn nâng cao khả năng của mình, thay đổi suy nghĩ về khả năng của mình từ đó bạn sẽ bước vào buổi thuyết trình với trạng thái hoàn toàn thoải mái ngay cả với những người nghe bạn hiểu rất ít về họ.
Cứ lặp đi lặp lại dần dần bạn sẽ tự tin trong những thử thách để có được những thành quả tốt hơn của ngày hôm qua.
Thói quen thứ 3: Tư duy tích cực (always Think possitively)
Con người chúng ta có những phản ứng khác nhau với cùng một kích thích từ bên ngoài. Cùng xem một đám đông chém giết nhau, người thì cảm thấy phấn khích, người thì cảm thấy sợ hãi; kẻ sợ hãi thì chạy trốn, kẻ phấn khích thì cố bu lại xem. Cùng hiện tượng trời mưa, người cảm thấy buồn bã, người cảm thấy vui vẻ. Cùng một công việc khó được giao, người thấy đó là cơ hội người thấy đó là gánh nặng.
Bất cứ cái gì cũng có hai mặt, trái và phải. Người luôn nhìn về mặt trái có tư duy tiêu cực, họ có biệt tài nhìn ra mọi trở ngại, khó khăn trong bất cứ sự việc gì cho dù đó có hiển nhiên là tốt. Người có tư duy tích cực thì ngược lại, họ luôn cố gắng hướng tới vế tốt cho dù đó là một sự việc tồi tệ tới mấy. Không phải họ chủ quan mà đơn giản họ hướng sức lực của mình tới những thứ tốt đẹp.
Bạn thấy rằng thói quen 3 này cũng có liên quan tới thói quen 1 và 2. Thói quen 3 như chất xúc tác giúp bạn tiến nhanh hơn. Bạn nghĩ tích cực về bản thân và nghĩ tích cực về thế giới xung quanh. Một người tư duy tiêu cực tất nhiên vẫn có thể cải thiện nhận thức bản thân, vẫn có thể mở rộng vùng an toàn nhưng sẽ chậm chạp và khó khăn hơn.
Bước 3: Mở rộng vùng an toàn bằng hành động
Suy nghĩ dẫn tới hành vi, thay đổi suy nghĩ sẽ thay đổi hành vi. Mặt khác, hành vi cũng tác động ngược lại làm thay đổi hay củng cố suy nghĩ. Khi suy nghĩ chưa thành thói quen thì bạn sẽ dễ bị quên đi vì vậy cần phải hành động để dần dần suy nghĩ đó vào vùng tiềm thức, trở thành thói quen trong suy nghĩ.
Ví dụ: Bạn rất ngại thuyết trình trước đám đông. Một phần vì “cảm thấy” mình thực sự dốt việc này, một phần vì cảm thấy rất không thoải mái khi đứng trước đám đông. Lúc đó cho dù có chuẩn bị tốt tới đâu bạn cũng gần như quên hết, tay chân không biết để vào đâu. Bước 1 và 2 bạn đã dễ hiểu rồi, bước 3 ở đây đòi hỏi bạn phải hành động cụ thể thay vì chỉ nghĩ trong đầu. Cố gắng tạo ra các tình huống mà bạn phải nói trước đám đông; đám đông ban đầu có thể là người trong gia đình, những người bạn thân, là những đồng nghiệp tin cậy; sau đó mở rộng ra là những người không thích bạn, có hiểu biết hơn bạn. Dần dần từng bước bạn nâng cao khả năng của mình, thay đổi suy nghĩ về khả năng của mình từ đó bạn sẽ bước vào buổi thuyết trình với trạng thái hoàn toàn thoải mái ngay cả với những người nghe bạn hiểu rất ít về họ.
Cứ lặp đi lặp lại dần dần bạn sẽ tự tin trong những thử thách để có được những thành quả tốt hơn của ngày hôm qua.
Thói quen thứ 3: Tư duy tích cực (always Think possitively)
Con người chúng ta có những phản ứng khác nhau với cùng một kích thích từ bên ngoài. Cùng xem một đám đông chém giết nhau, người thì cảm thấy phấn khích, người thì cảm thấy sợ hãi; kẻ sợ hãi thì chạy trốn, kẻ phấn khích thì cố bu lại xem. Cùng hiện tượng trời mưa, người cảm thấy buồn bã, người cảm thấy vui vẻ. Cùng một công việc khó được giao, người thấy đó là cơ hội người thấy đó là gánh nặng.
Bất cứ cái gì cũng có hai mặt, trái và phải. Người luôn nhìn về mặt trái có tư duy tiêu cực, họ có biệt tài nhìn ra mọi trở ngại, khó khăn trong bất cứ sự việc gì cho dù đó có hiển nhiên là tốt. Người có tư duy tích cực thì ngược lại, họ luôn cố gắng hướng tới vế tốt cho dù đó là một sự việc tồi tệ tới mấy. Không phải họ chủ quan mà đơn giản họ hướng sức lực của mình tới những thứ tốt đẹp.
Bạn thấy rằng thói quen 3 này cũng có liên quan tới thói quen 1 và 2. Thói quen 3 như chất xúc tác giúp bạn tiến nhanh hơn. Bạn nghĩ tích cực về bản thân và nghĩ tích cực về thế giới xung quanh. Một người tư duy tiêu cực tất nhiên vẫn có thể cải thiện nhận thức bản thân, vẫn có thể mở rộng vùng an toàn nhưng sẽ chậm chạp và khó khăn hơn.
Chúng ta đã tìm hiểu ” 4 thói quen thành đạt”, vậy nó khác gì với “7 thói quen của người thành đạt”?
Tôi nghĩ rằng hai thứ này không phủ định nhau mà là 2 góc nhìn, 2 cách tiếp cận khác nhau. Tôi thấy “4 thói quen của người thành đạt” có cái nhìn vĩ mô, giúp ta hiểu một cách tổng thể, không dễ để ứng dụng. “7 thói quen thành đạt” thì mang tính thực dụng cao hơn, dễ dàng áp dụng hơn. Mỗi người chúng ta có những khẩu vị khác nhau, tùy thuộc mỗi người chọn cho mình một cách đi cho phù hợp.
Bình luận (0)