Quay lại
Tư duy logic - Phần 8

 Lập luận

“Trời đang tối xầm lại rất nhanh, khả năng sẽ có mưa.”

“Anh ta học rất chăm chỉ và có phương pháp học đúng, anh ta sẽ thi đỗ được đại học.”

“Khóa cửa đã bị bẻ gẫy, rất có thể tên trộm đã vào theo con đường này.”

“Xe hỏng vì vậy chắc chắn tôi sẽ đến muộn”

Tất cả những ví dụ trên được gọi là lập luận hay suy luận. Lập luận là việc chúng ta dựa vào những thứ “ta biết” để suy luận, dự đoán ra những sự kiện mà ta “không biết”.

Thứ “ta biết” gọi là tiền đề. “Ta biết” trong ngoặc kép vì như entry đầu tiên tôi có đề cập rằng những thứ ta biết chỉ là chủ quan của một thực tại khách quan nên những thứ đó chưa chắc đã đúng với bản chất thực sự.

Ví dụ: “Tôi thấy anh ta rất hay đi làm muộn vì vậy anh ta là người vô tổ chức.”

Rất có thể là anh ta đi làm muộn vì anh ta làm một số công việc của công ty ở ngoài trước khi tới cơ quan. Rất có thể đặc thù công việc khiến anh ta phải đi làm về muộn vì vậy đươc bù đắp bởi đặc cách đi làm muộn…

Cái “Ta biết” đó cũng có thể do ta nghe của một trung gian  truyền tin như báo đài, bạn bè, người thân, nhân viên, sếp,..

Tất nhiên cái “ta biết” cũng có thể là cái hiển nhiên là chân lý đúng vì được nhiều người thừa nhận và đã được chứng minh ví dụ như trái đất quay quanh mặt trời.

Cái dự đoán mà ta “không biết” đó gọi là kết luận. Tính đúng đắn của kết luận phụ thuộc vào hai yếu tố:

– Tiền đề phải đúng

– Mối quan hệ giữa tiên đề và kết luận là có và đúng đắn.

Ta sử dụng các luận cứ, luận điểm trong văn nghị luận, thuyết minh rất nhiều. Ngoài thể loại văn này còn các thể loại khác như mô tả, tự sự.

Nếu như một bài viết chỉ đơn giản là mô tả lại hiện trường vụ nổ kèm các ảnh chụp thì đó là sử dụng văn Mô tả. Nhưng khi mà tác giá bắt đầu có nhận xét cái nào tốt, cái nào không tốt, cái nào xấu, cái nào đẹp, cái nào có thể đã xảy ra… thì là họ đã bắt đầu sử dụng văn nghị luận.

Diễn dịch, Quy nạp, Phân tích, Tổng hợp

Phân tích là việc chia nhỏ một vấn đề lớn ra thành các vấn đề nhỏ hơn để giúp nhìn rõ hơn bản chất vấn đề lớn cũng như để giải quyết vấn đề lớn từ việc giải quyết vấn đề nhỏ.

Tổng hợp là việc ghép các vấn đề nhỏ có liên quan lại với nhau để có cái nhìn tổng thể về một vấn đề lớn.

Phân tích và tổng hợp là ngược lại với nhau nhưng chúng bổ sung cho nhau. Trong hành văn nghị luật ta sẽ đi từ tổng thể tới chi tiết để người đọc nắm bắt sau đó lại rút về tổng thể ở phần kết luận.

Suy luận diễn dịch là đi từ cái tổng thể tới chi tiết, từ cái chung tới cái riêng.

– Tất cả các con mèo đều thích ăn cá nên con mèo nhà bạn chắc chắn cũng thích ăn cá.

– Trường học thường đóng cửa vào lúc 17h00, chắc hôm nay cũng sẽ đóng cửa giờ này.

Suy luận quy nạp ngược lại với diễn dịch là đi từ cái riêng tới cái chung, từ cái chi tiết tới cái tổng thể.

– Con mèo nhà bạn thích ăn cá, chắc tất cả các con mèo đều thích ăn cá.

– Hôm nay trường học đóng cửa vào lúc 17h00, chắc hôm nào cũng đóng cửa vào giờ này.

Cả hai dạng suy luận đều đi từ tiền đề tới kết luận. Diễn dịch có ít rủi ro hơn nếu như toàn bộ tổng thể đều đúng thì chi tiết khả năng sẽ đúng cao. Quy nạp có rủi ro lớn hơn vì chi tiết đúng chưa chắc tổng thể đã đúng.

Quy nạp được sử dụng rộng rãi hơn cả. Nó giúp ta đi từ cái đã biết để suy luận ra cái chưa biết. Muốn biết mức sống dân cư Hà nội, người ta lấy mẫu khảo sát sau đó suy luận ra tổng thể mức sống của toàn bộ dân cư Hà nội.

Muốn biết thuốc chữa Ebola thử nghiệm có hiệu quả thực hay không người ta thử nghiệm trên một số người tình nguyện sau đó kết luận là nó thực sự hiệu quả.

Muốn tìm ra nguyên nhân của tắc đường trên đường Trường Chinh người ta quan sát tình huống trước khi các vụ tắc đường diễn ra. Khi tìm ra quy luật người ta kết luận rằng nguyên nhân dẫn tới tình huồng tắc đường là do kiện A xảy ra. Người ta giải quyết sự kiện A và kỳ vọng rằng sẽ không còn tắc đường trong tương lai nữa.

Như vậy độ chính xác của kết luận quy nạp tới đâu phụ thuộc vào mẫu. Không thể khảo sát 1000 gia đình Hà nội mà suy ra mức sống dân cư của cả Hà Nội, không thể chỉ thử nghiệm thuốc trên 5 người, không thể chỉ thu thập thông tin tắc đường trong một tuần. Rất có thể có những dữ liệu mang tính cá biệt trong bộ mẫu đó.

Hầu hết phương thức ngụy biện sẽ căn cứ vào việc:

– Tiền đề không đúng.

– Tiền đề không có đủ hoặc không có mối quan hệ trực tiếp với kết luận.

Một bài viết hôm nay trên vnexpress không đồng thuận về việc đưa môn văn vào môn thi của Đại học Y.

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/202519/-chung-ta-dang-nham-lan-ve-mon-van-.html

Bạn thấy ngay lập luận rất yếu, rời rạc cũng như mắc nhiều lỗi logic. Nếu ta ghét môn văn có thái độ không ủng hộ ngay từ đầu ta sẽ chỉ tập trung vào luận điểm của tác giả mà không xem xét kỹ luận cứ. Đây là bằng chứng cho việc bạn không được để luận điểm dẫn dắt bạn, phải tập trung vào luận cứ để biết cái gì đúng, cái gì sai một cách gần chính xác nhất.

Bình luận (0)

Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough

Bài viết liên quan

Learning English Everyday