Quay lại
Sách:Thói quen thứ 8 - P4

Vai trò của lãnh đạo

Quản lý và lãnh đạo là hai chức năng hoàn toàn khác nhau đã được đề cập ở các entry trước. Câu hỏi đặt ra là thực sự thì cái gì quan trọng hơn? Lãnh đạo hay Quản lý ?

Quan điểm của mình thế này:

Khi một người tự thân họ đã có khả năng lãnh đạo thì cái họ cần từ cấp trên là chức năng Quản lý. Họ cần biết việc gì phải làm, làm như thế nào, làm khi nào, thế nào là làm đúng, thế nào là chưa đúng.

Khi một người tự thân có khả năng quản lý thì cái họ cần từ cấp trên là chức năng Lãnh đạo. Chỉ cho họ lý do tại sao phải làm một việc gì, cho họ cảm giác tự hào khi làm đúng, tránh cho họ cảm giác bi quan chán nản khi làm sai.

Thông thường khả năng tự lãnh đạo và khả năng tự quản lý bản thân của mỗi người là tương xứng nhau. Hãy tưởng tượng một người lúc nào cũng hừng hực khí thế nhưng lại không biết phải làm gì và chiều hướng ngược lại Một người luôn chẳng biết tại sao mình lại phải làm cái này nhưng ai bảo gì là làm rất nghiêm chỉnh. Cả hai loại người đó nếu để họ tự lo thì đều giống nhau ở kết cục là chẳng làm được cái gì. Nhưng nếu họ có được sự bù đắp thiếu hụt từ những người xung quanh thì sẽ có hiệu quả.

Ở vị trí càng cao thì đòi hỏi khả năng Lãnh đạo càng cao. Thông thường một quản lý cấp cao được thăng tiến từ quản lý cấp trung, một quản lý cấp trung thăng tiến từ nhân viên. Càng lên cao họ càng phải sử dụng khả năng lãnh đạo nhiều và ít sử dụng dần khả năng quản lý.

Các vị trí phải bổ trợ được cho cho nhau, nếu lãnh đạo giỏi chỉ tuyển quanh ông những người giúp việc cũng chỉ giỏi lãnh đạo thì chẳng có ai biến ý tưởng của ông thành sự thật. Tổng thống Mỹ Barack Obama là người có khả năng lãnh đạo rất tốt thông qua khả năng thuyết trình, lấy lòng dân chúng tốt. Nhưng nếu quanh ông ta không có các ông có khả năng quản lý giỏi, biến những ý tưởng đó thành sự thật thì lâu dài chỉ là lời nói suông. Chắc chắn là đứng sau những ông Lãnh đạo giỏi phải là những người quản lý giỏi.

Lan man thế thôi. Tôi quay lại về các vấn đề mà chúng ta đang quan tâm.

Ở entry Chủ động và Trao quyền chúng ta biết thế nào là chủ động, tại sao chúng ta lại chủ động mà không bị động, mức độ chủ động của mỗi người. Cụm từ Trao quyền mặc dù không nhắc nhiều trong entry đó nhưng ta hiểu rằng Chủ động chính là sự tự trao quyền.

Trong entry này ta sẽ hiểu 4 vai trò của Lãnh đạo mà Khả năng Lãnh đạo sẽ tổng hợp của 4 yếu tố đó:

Lãnh đạo bằng nêu gương

Đây là điều dễ nhất bất cứ ai cho dù không học cái gì cũng hiểu. Xem mấy phim chiến tranh thời xưa hay thấy các vị tướng thường đi đầu đoàn quân. Chẳng phải ông ta giỏi võ hơn người khác mà vì ông ý muốn làm gương về sự dũng cảm để binh sĩ theo. Bĩnh sĩ thấy vị tướng cao quý như vậy mà còn lao lên phía trước thì thân mình cái tôm cái tép còn tiếc gì.

Ở nhà, ta là tấm gương cho con cái ta. Bố mẹ lười thì con cái cũng lười, bố mẹ hay đánh chửi nhau thì con cái cũng nhiễm tính đó. Ở trường, cô giáo không thể bảo học sinh chăm chỉ trong khi chính mình lại lười biếng. Lớp trường vô kỉ luật không thể bảo được tổ viên kỉ luật.

Ở công ty, sếp đi làm đúng giờ thì nhân viên cũng đi làm đúng giờ. Sếp hết lòng vì công việc thì nhân viên cũng sẽ hết lòng vì công việc. Sếp biết nhận trách nhiệm thì nhân viên cũng biết nhận trách nhiệm.

Muốn Lãnh đạo người khác thì phải lãnh đạo được chính bản thân là vì thế. Anh không thể bảo người khác làm một việc mà chính anh cũng không dám, không muốn hoặc không thể làm.

Làm gương tác động tới tinh thần của người dưới quyền. Là yếu tố đóng vai trò nền tảng cho các yếu tố khác.

Người lãnh đạo làm gương thông qua việc xây dựng và phát huy 7 thói quen để làm giàu 4 năng lực của mình:

7 thói quen:

  1. Luôn chủ động: do chúng ta luôn có quyền lựa chọn nên chúng ta không bị giới hạn bởi xung quanh. Đối lập với chủ động là tâm lý nạn nhân, mọi sự xảy ra đều xuất phát từ bên ngoài.
  2. Bắt đầu bằng một mục tiêu đã được xác định: Mỗi một hành động đều được tính toán để đạt tới một mục tiêu xác định.
  3. Ưu tiên cho điều quan trọng nhất: Luôn có sự lựa chọn vậy thì hãy chọn đúng công việc trước khi bắt tay vào làm. Tiêu chí đánh giá đâu là quan trọng đâu không được quyết định dựa vào bộ nguyên tắc nhất quán mà bạn đề ra.
  4. Tư duy cùng thắng: Giúp hướng đến lợi ích chung trong mỗi mối quan hệ. Lợi ích chung sẽ cao hơn so với việc chỉ nghĩ tới lợi ích cá nhân.
  5. Lắng nghe và thấu hiểu: Lắng nghe hiểu rõ người đối diện thay vì chủ quan phỏng đoán.
  6. Đồng tâm hiệp lực: Nghĩ cách phối hợp với người khác thay vì vượt lên họ để thể hiện bản thân.
  7. Mài dũa bản thân: Không ngừng rèn luyện gia tăng các năng lực bản thân: Thể chất, Tình cảm, Trí tuệ và Tinh thần.

Trao quyền

Trao quyền thể hiện sự tin tưởng của cấp trên với cấp dưới. Nếu tôi không tin anh có thể làm tốt thì tôi sẽ không trao quyền cho anh. Cấp dưới sẽ cảm nhận được sự tin tưởng của cấp trên với mình.

Khi họ được tin tưởng thường họ sẽ cố gắng làm hết sức để không phụ sự tin tưởng đó. Khi họ không được tin tưởng họ sẽ buông thả bản thân và đi vào vòng xoáy làm cấp trên ngày càng kém tin tưởng.

Việc trao quyền sẽ mở rộng vùng chủ động của cấp dưới và làm gia tăng động lực phát triển bản thân.

ở vị trí mới họ bị sức ép phải học tập để gia tăng năng lực bản thân để đáp ứng được trách nhiệm tương ứng. Khi ở vị trí mới họ nhìn rộng hơn, cao hơn vị trí cũ nên vùng chủ động của họ cũng sẽ mở rộng ra theo.

Tuy nhiên khi quyền được trao vượt quá xa so với hai vòng tròn phía trong thì ở phương diện Quản lý dễ dẫn tới một khoảng trống trách nhiệm bị bỏ ngỏ vì người được giao không đủ sức thực hiện. Yếu tố Lãnh đạo có nhưng hiệu quả không vì thiếu yếu tố Quản lý.

Định hướng

Trí tuệ sinh ra Tầm nhìn. Người cấp trên khi nhìn ra cái mà cấp dưới họ không nhìn được thì phải chỉ bảo định hướng cấp dưới để họ theo. Nếu như cấp trên có tầm nhìn thấp hơn cấp dưới thì nhiều khả năng cấp dưới lại dẫn dắt cấp trên, như vậy thì cấp trên mất 1 yếu tố trong năng lực lãnh đạo.

Tầm nhìn được hiểu rất rộng. Họ tìm ra nguyên nhân cốt lõi, giải pháp cốt lõi cho các vấn đề phức tạp; dự đoán được một sự kiện xảy ra trong tương lai. Khi có họ, nhân viên cảm thấy yên tâm hơn vì có chỗ dựa.

Liên kết

Các thành viên trong một tổ chức (nhóm, phòng, công ty) là các thành viên độc lập. Các thành viên độc lập có các cấp độ năng lực khác nhau (Lương tâm, Đam mê, Tầm nhìn, Kỷ luật). Người lãnh đạo phải liên kết được các thành viên lại với nhau để họ thống nhất một thể nhằm đạt tới mục tiêu của tổ chức

Đọc tới đây có thể các bạn sẽ thấy bắt đầu hơi loạn. Sao đang từ Thói quen thứ 8 mà lại đề cập quá nhiều tới Lãnh đạo vậy?

Thói quen thứ 8 bản chất bao gồm 2 thói quen là Lãnh đạo bản thân và Lãnh đạo người khác.

Lãnh đạo bản thân là việc tìm ra và phát triển 4 năng lực của bản thân. 4 năng lực này được xây dựng dựa trên 4 thành phần cấu tạo lên con người.

Lãnh đạo người khác là giúp người khác tìm ra và phát triển 4 năng lực của họ thông qua 4 vai trò.

Chúng ta có thể lãnh đạo người ngoài tổ chức nhưng muốn đầy đủ thì phải xét phía trong tổ chức, vì vậy ta có thêm các yếu tố từ cấp dưới (tính chủ động) và từ cấp trên ( 4 vai trò).

Bình luận (0)

Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough

Bài viết liên quan

Learning English Everyday