Quay lại
Tư duy logic - Phần 4

Kỹ thuật tạo liên kết

Bản chất logic bao gồm nhiều mắt xích mà trong đó ta quan tâm tới hai điểm sau:

– Mắt xích đó phải đúng vì nếu sai thì sai tất cả các ý liên quan tới nó.

– Các mắt xích gần nhau phải liên kết với nhau, mắt xích xa nhau liên kết với nhau bởi các mắt xích trung gian.

Đễ dễ hiểu chúng ta sẽ đi vào ví dụ cụ thể:

Giả sử như ta có mắt xích đầu tiên là Tắc đường tại đường Trường Chinh. Tạm liệt kê các nguyên nhân gây ra Tắc đường và các hậu quả của nó tạo ra các mắt xích phía trước và phía sau.

Đường Trường Chinh tắc do nhiều nguyên nhân, giả sử ta tìm được 4 nguyên nhân chính ở trên.Ta lấy “Cơ sở hạ tầng giao thông kém” làm mắt xích tiếp theo để phát triển các nguyên nhân và kết quả của nó.

Trừ khi bạn và người bạn muốn trình bày đều là chuyên gia trong ngành giao thông còn lại nhiệm vụ đầu tiên là bạn sẽ phải làm rõ các khái niệm xuất hiện trong sơ đồ trên nếu không sẽ mỗi người hiểu một kiểu.

– Thế nào là “tắc đường”? Thế nào là “tai nạn giao thông”? Thế nào là “tiêu tốn xăng xe”? Thế nào là “người điều khiển giao thông”….

Một cái xe máy vấp phải viên sỏi ngã ra đường không xây xát gì đã gọi là tai nạn giao thông chưa?. Dòng xe vẫn di chuyển mặc dù vô cùng chậm thì đã gọi là “Tắc đường” chưa?

Như entry trước ta có đề cập tới là cùng một sự vật, hiện tượng A nhưng dưới góc nhìn chủ quan mỗi người nó có thể ra những thứ khác hẳn nhau. Vì vậy đây là lỗi đầu tiên mà ta hay mắc, chúng ta cãi nhau đúng sai ở một khái niệm mà cả hai bên đều không thống nhất, hay nói khác không thống nhất một cách hiểu.

Các mệnh đề sau là đúng hay sai:

“Cơ sở hạ tầng kém là nguyên nhân của tắc đường”

Sai. Vì cơ sở hạ tầng kém không phải là nguyên nhân duy nhất của tắc đường trong trường hợp này. Phát biểu đúng phải là “Cơ sở hạ tầng kém là một trong các nguyên nhân của tắc đường”.

“Không có tiền đầu tư là một trong các nguyên nhân của Tắc đường”

“Không có tiền đầu tư” là nguyên nhân của nguyên nhân của “Tắc đường”, nó không cùng cấp với “Ý thức của người tham gia giao thông kém”.

Các ý càng xa nhau càng liên kết yếu. Ví dụ mệnh đề sau rất vô lý “không có tiền đầu tư có thể gây ra tiêu tốn xăng xe”.

Đây là lỗi thường gặp trong quá trình tư duy. Ta không tìm đúng mắt xích ngay phía trước nó khiến cho các nguyên nhân không cùng cấp với nhau tạo ra sự lủng củng.

“Nguyên nhân của tắc đường là do một lượng xe lớn không thể di chuyển được”

Sai. Đây là lỗi ngược lại so với lỗi phía trên vì ta chỉ trình bày lại khái niệm tắc đường giống kiểu A là A. Lỗi này cũng là lỗi rất thường gặp khi ta chỉ ra nguyên nhân không đúng là nguyên nhân.

” Cơ sở hạ tầng kém có thể gây ra tai nạn giao thông mặt khác tai nạn giao thông lại gây ra tắc đường” có sự lủng củng trong logic ở đây.

Đây là tình huống rất thường gặp. Về nguyên tắc các ý trong cùng cấp phải độc lập với nhau ví dụ ” Cơ sở hạ tầng kém” và ” Ý thức người tham gia giao thống kém” là hai nguyên nhân độc lập, ta không thấy có sự chồng lấn nào về ý ở đây.

Tuy nhiên ta sẽ phải chấp nhận một sự chồng lấn tương đối giữa các ý; nếu trùng nhiều thì gộp vào thành một ý. Ta đang tìm giải pháp cho vấn đề “Tắc đường” nên sẽ không quan tâm tới các kết quả khác của nguyên nhân “Cơ sở hạ tầng kém”

Làm sao để tìm ra các mắt xích?

Ta tìm các mắt xích thông qua việc trả lời các câu hỏi 5W1H : Why, What, Where, Who, When, How

Tổng kết nguyên tắc tạo liên kết:

 

Bình luận (0)

Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough

Bài viết liên quan

Learning English Everyday