Quay lại
Tư duy logic - Phần 11

Cách đặt câu hỏi bản chất

Dường như các câu hỏi luôn sinh ra trong đầu chúng ta. Các câu hỏi khai mào các luồng suy nghĩ của chúng ta. Không có câu hỏi thì cũng không có câu trả lời và đương nhiên là không có tiến trình ở giữa là Lập luận.

Chúng ta không trả lời “Ngôi nhà này cao 25 tầng” trước khi đặt câu hỏi “Ngôi nhà này cao bao nhiêu tầng ?”.

Chúng ta không nói “Anh ta là người tốt?” trước khi trong đầu hoặc ai đó hỏi “Anh ta là người như thế nào?”

Chúng ta không đi thẳng đến điểm A trước khi chúng ta đặt câu hỏi “Ta sẽ đi đâu?”

Các câu trả lời sẽ dẫn dắt hành động của chúng ta vì vậy đặt câu hỏi đúng sẽ dẫn tới câu trả lời đúng và đáng trả lời.

Vậy điều gì chi phối cách chúng ta đặt câu hỏi?

Giả định trên một chuyến xe đi qua hầm đèo Hải Vân có 10 người. 10 người này buộc phải ngồi yên trên xe vì vậy dữ kiện họ thu thập được tương đối giống nhau đó là hình ảnh qua cửa sổ, hình ảnh trong xe, âm thanh của động cơ, nhiệt độ xe…

Vậy họ có đặt ra những câu hỏi giống nhau không? Chắc chắn là không, các thuộc tính sẽ chi phối cách họ đặt câu hỏi

– Phụ thuộc vào trải nghiệm trước đó của họ:

Người đầu tiên đi qua hầm sẽ đặt câu hỏi hầm dài bao nhiêu ? Cao bao nhiêu ? Rộng bao nhiêu? Người đã đi qua nhiều lần sẽ không hỏi vì đơn giản là họ biết rồi -> Khi chúng ta biết hoặc cho rằng chúng ta đã biết một câu trả lời nào đó chúng ta sẽ không hỏi.

– Phụ thuộc vào chuyên môn họ quan tâm:

Người kiến trúc sư sẽ hỏi hầm này được xây bằng cách nào, xây trong bao lâu? Doanh nhân sẽ hỏi hầm này xây tốn bao nhiêu tiền, giá vé qua hầm là bao nhiêu, mỗi ngày có bao nhiêu người qua hầm? Người công nhân môi trường sẽ hỏi người ta làm sạch hầm bằng cách nào? ông chủ tịch tỉnh sẽ hỏi người dân được hưởng lợi gì khi có hầm? nó được xây vào thời kỳ nào? -> Trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp sẽ quyết định chúng ta đặt câu hỏi về lĩnh vực nào ? và mức độ sâu tới đâu?

– Phụ thuộc vào thế giới quan của họ

Thế giới quan của một người là cách mà họ nhìn nhận về thế giới xung quanh. Mỗi người trên xe có một thế giới quan khác nhau phụ thuộc vào môi trường mà họ đã trải nghiệm từ bé.

Qua hầm tối có nguy hiểm gì không? Người nào trên xe có thể gây hại cho ta? Chiếc xe có phải hình như đang phóng quá nhanh?

Làm sao người ta có thể xây dựng được những công trình vĩ đại tới vậy? Làm thế nào để ta bắt chuyện với người bên cạnh?

Phụ thuộc vào dòng suy nghĩ mà họ đang theo đuổi

Tất nhiên là lúc nào chúng ta chẳng nghĩ nhưng luôn luôn mỗi một giai đoạn ta có những dòng suy nghĩ lớn. Dòng suy nghĩ lớn sẽ chi phối các dòng suy nghĩ nhỏ, hướng sự quan tâm của ta vào đó.

Tôi đang tìm kiếm việc làm vì vậy trong đầu tôi luôn có câu hỏi thường trực Làm sao để kiếm việc làm?, Ngày mai ta có nên nộp đơn vào công ty đó không?.

Tôi đang khánh kiệt vì vậy các câu hỏi của tôi xoay quanh hậu quả của việc không có tiền và làm sao để kiếm tiền: “Làm sao tôi có thể trả tiền thuê nhà tháng này? Tháng này nên tiết giảm chi tiêu cái gì?

Khi gia đình lục đục, con sắp lấy chồng, bị bệnh trĩ,…..

Sẽ có người trên xe họ còn không nhận thức được là xe họ đang qua hầm

Đặt câu hỏi bản chất là việc đặt ra câu hỏi chất lượng đi đúng vào bản chất vấn đề. Nó giúp tìm ra nguyên nhân cốt lõi, mong muốn cuối cùng, giải pháp hiệu quả nhất,…

Một dòng suy nghĩ của chúng ta đại loại là một chuỗi ở dưới:

tu duy logic p11 - dat cau hoi 1

 

Ví dụ một ai đó hỏi “Tòa nhà Kangnam ở gần Mỹ Đình Hà Nội cao bao nhiêu tầng?” Giả như chưa ai có câu trả lời trước đó thì họ bắt đầu tìm câu trả lời theo chuỗi.

– Đầu tiên là tập hợp các dữ liệu đã biết: đây là tòa nhà mới xây vài năm, hình như nó được đánh giá là cao nhất, Nó có một tòa tên là landmark 72 và trên tầng 72 là nơi có dịch vụ bán vé cho người ta lên xem…..Một số dữ liệu có chữ “hình như” vì ta không chắc chắn lắm.

– Sau đó là lập luận: Nếu như tầng 72 là tầng view thì chắc chắn tòa nhà phải cao hơn 72 tầng, có thể là 73.

– Nếu như bạn không phải chịu trách nhiệm về câu trả lời bạn sẽ kết luận là Nó khoảng 73 tầng. Nếu như bạn bị phạt khi trả lời sai và phải trả lời chính xác số tầng thì bạn có thể lảng tránh câu trả lời. Nếu có thể bạn sẽ tra cứu để biết chính xác câu trả lời.

Các câu hỏi bản chất sẽ bám theo trình tự này:

1.Các câu hỏi tập trung vào câu hỏi

Tại sao tôi phải trả lời câu hỏi này? Tôi có cần phải trả lời không?

Họ có mục đích gì khi hỏi câu hỏi đó?

Tôi đã hiểu đúng câu hỏi chưa?

2.Các câu hỏi tập trung vào kết quả

Thực sự chúng ta muốn đạt tới điều gì? Rốt cục là anh muốn gì?

Mục tiêu của chúng ta là gì? Kết quả cần đạt là gì ?

Vấn đề cần phải giải quyết là gì? Chúng ta đã hiểu rõ vấn đề đang phải đối mặt chưa?

Đâu là người phải chịu trách nhiệm cho việc này?

3.Câu hỏi tập trung vào dữ kiện

Chúng ta có đủ thông tin chưa?

Anh ta có được thông tin đó bằng cách nào? Anh ta có phải là người đáng tin cậy không?

Mẫu khảo sát đã đủ lớn chưa? Anh ta có kinh nghiệm đó trong hoàn cảnh nào?

Chúng ta đã thống nhất với nhau khái niệm này chưa?

Giả định của anh có hợp lý không ?

Ví dụ: “Nếu động đất cấp 12 xảy ra thì tòa nhà này sẽ sập vì vậy nó không an toàn khi ở”. Câu hỏi tập trung vào giả định là ” Trong lịch sử, ở đây đã từng có vụ động đất nào chưa và nó thường ở cấp mấy? Căn cứ vào đâu anh cho rằng có thể có động đất cấp 12 ở đây?”

4.Câu hỏi tập trung vào lập luận

Tại sao anh kết luận như vậy? Cách lập luận đã đúng chưa?

Tại sao anh cho rằng việc A sẽ dẫn tới việc B?

Đó có phải là nguyên nhân chính không?

Anh có thể trình bày rõ hơn về lập luận của mình không?

5.Câu hỏi tập trung vào hành động

Chúng ta sẽ đạt tới điều đó bằng cách nào?

Kế hoạch có khả thi không? Ai là người đã xây dựng kế hoạch này? Anh ta có đủ năng lực và hiểu biết cần thiết chưa?

Sau khi thực hiện xong kế hoạch thì mục tiêu có đạt được không?

Chúng ta đã tính hết chi phí phải bỏ ra chưa? Chúng ta sẽ tiêu tốn những nguồn lực gì? Chi phí cơ hội là bao nhiêu?

Đây có phải cách làm tốt nhất chưa? Liệu có cách khác không?

Phương án này có phải là tốt nhất chưa?

Ai sẽ chịu trách nhiệm thực hiện ? Ai là người phối hợp? Chúng ta đã giao đủ các nguồn lực cho người thực hiện chưa?

Bình luận (0)

Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough

Bài viết liên quan

Learning English Everyday