Thông thường, khi mới bắt đầu học tiếng Nhật, chúng ta thường được học bắt đầu với thể masu. Ví dụ như 食べます、()べました、()べません、()べませんでした。 thể hiện tại lẫn quá khứ, cũng như ở thể phủ định, chỉ cần thay đổi đuôi phía sau. Trông thì có vẻ đơn giản, nhưng thật ra có phải thế không?

   Khi chúng ta bắt đầu học lên một chút, bắt đầu lại xuất hiện thể từ điển, thể thông thường, thể TE... như べる()べない()べて .v.v. và có vẻ như bắt đầu rắc rối rồi đây.

  Ở bài này chúng ta sẽ học tập trung vào những thể cơ bản của động từ, giúp chúng ta nắm chắc được tất cả các thể, các thì và các dạng sử dụng.


 I. Bốn hình thức cơ bản của ĐỘNG TỪ
            Trong tiếng Nhật, khi thay đổi hình thức của động từ, người ta gọi là 活用(かつよう) (HOẠT DỤNG). Việc thuộc nằm nằm lòng những hình thức hoạt dụng này là vô cùng quan trọng. Chỉ cần nắm được các quy tắc thì việc nhớ được chúng là không khó.

            Các hình thức hoạt dụng của động từ rất đa dạng, tuy nhiên, hôm nay chúng ta chỉ cần nhớ những hình thức phổ biến nhất dưới đây, để áp dụng cho những cấu trúc ngữ pháp thường gặp.

(1) 辞書形(じしょけい) (Thể từ điển). Ví dụ: (), ()べる

(2) マス(けい) (Thể MASU - thể lịch sự). Ví dụ: ()みます, ()べます

(3) ナイ(けい) (Thể NAI - thể phủ định). Ví dụ: ()まない, ()べない

(4) (けい) (Thể TE). Ví dụ: ()んで, ()べて


II. Cách biến đổi (hoạt dụng) của ĐỘNG TỪ

Hãy cùng xét cách biến đổi của hai động từ ()みます ()べます

()む・()みます・()まない・()んで」

()べる・()べます・()べない・()べて」


Rõ ràng khi xếp và so sánh sự biến đổi của hai động từ này, ta thấy có sự khác nhau rất rõ. Sở dĩ như vậy là vì hai động từ này thuộc hai nhóm khác nhau.

Động từ () thuộc nhóm I và động từ ()べる thuộc nhóm II (tiếng Nhật có tổng cộng 3 nhóm động từ. Động từ thuộc nhóm III sẽ được nhắc ở phần cuối bài).

Chỉ cần chúng ta nắm quy tắc biến đổi của nhóm I và nhóm II thì chúng ta có thể áp dụng chung cho tất cả các động từ thuộc nhóm đó.


III. Phân biệt Nhóm của ĐỘNG TỪ

*Quy tắc:

thể từ điển, những động từ có 3 chữ cái alphabet cuối là eru hoặc iru thì sẽ thuộc nhóm II, nếu không thì sẽ thuộc nhóm I

Ví dụ: okiru(起きる)」(thức dậy) hoặc neru())」(ngủ, đi ngủ) thuộc nhóm II

hanasu(はな))」(nói, kể) hoặckiku(聞)」(nghe, hỏi) thuộc nhóm I.


Ví dụ:


辞書形(じしょけい)

(Thể từ điển)

マス(けい)

(Thể MASU

ナイ(けい)

(Thể NAI

(けい)

(Thể TE)

()

ねる

ねます

ねない

ねて

()

きく

ききます

きかない

きいて


IV. Thuộc nằm lòng thể Từ điển (辞書形(じしょけい))

            Thể từ điển (vì xuất hiện trong đầu mục tra của từ điển) là thể cơ bản cho tất cả dạng biến đổi của động từ. Nếu không nắm được thể này thì không thể phân biệt được động từ thuộc nhóm nào hoặc không thể chuyển đổi sang các thể khác.

            Nói một cách khác, thể từ điển là bắt buộc phải nhớ, và nó là nền tảng cho mọi thể của động từ.


V. Ngoại lệ

Tất nhiên, quy tắc là thể, nhưng cũng có những ngoại lệ. Trước tiên ta cần nắm quy tắc, và sau đó nhớ ngoại lệ là được.

Một số ngoại lệ cần nhớ ở sơ cấp như:

(かえ)(trở về)(はい)(vào)(はし)(chạy)()(cắt)()(biết)mặc dù kết thúc bằng đuôi –eru hoặc –iru nhưng những động từ này thuộc nhóm I.


VI. ĐỘNG TỪ nhóm III

Cuối cùng, ngoài 2 nhóm động từ trên, chúng ta còn nhóm cuối cùng, đó là động từ nhóm III.

Động từ nhóm này chỉ có 2, đó chính là: する(きた).

4 hình thức cơ bản của động từ nhóm này như sau:


辞書形(じしょけい)

(Thể từ điển)

マス(けい)

(Thể MASU

ナイ(けい)

(Thể NAI

(けい)

(Thể TE)

する

する

します

しない

して

くる

くる

きます

こない

きて

Ví dụ:

日本語(にほんご)勉強(べんきょう)する。

i (sẽ) học tiếng Nhật.


日本語(にほんご)勉強(べんきょう)しない。

i không học tiếng Nhật.


日本語(にほんご)勉強(べんきょう)しています。

i đang học tiếng Nhật.


明日来(あしたく)る。

Ngày mai tôi đến.


明日来(あすこ)ない。

Ngày mai tôi không đến.


明日来(あしたき)てください。

Ngày mai hãy đến.


*Nâng cao: xem thêm

- Tải danh sách tổng hợp động từ N5: Download

Bình luận (0)

Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Learning English Everyday