Textual description of firstImageUrl
Hầu hết các bạn học tiếng Nhật đều cho rằng Kanji (Hán tự) là một trong những phần khó nhất. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với những bạn không nắm vững các nguyên tắc học Kanji, bởi một khi bạn nắm được các nguyên tắc đó, thì việc học Kanji bỗng trở nên thật dễ dàng và thú vị biết bao.

Dưới đây mình sẽ chỉ ra cho các bạn một số nguyên tắc cơ bản nhất để học Kanji một cách nhanh chóng và thú vị.

Thế tại sao lại phải học Kanji?
Đầu tiên các bạn hãy thử đọc và so sánh câu sau:
① きしゃはきしゃできしゃをする。
② 記者(きしゃ)汽車(きしゃ)帰社(きしゃ)をする。
Rõ ràng nếu nhìn vào câu số 1, chúng ta sẽ rất khó hiểu được câu đó nói gì vì từ đồng âm rất nhiều. Nhưng nếu nhìn vào câu số 2, chúng ta sẽ hiểu được ngay câu đó có nghĩa là:
“Nhà báo trở về công ty bằng xe lửa.”

Chúng ta hãy cùng quay lại nguyên tắc học Kanji nào.

Đầu tiên là hãy xem cấu trúc của chữ Kanji.
Hầu hết các chữ Kanji được tạo thành từ 2 phần:
1. Bộ thủ (thể hiện ý nghĩa của chữ )
2. Âm (thể hiện âm đọc gần đúng của chữ )

I. Bộ thủ (部首): thể hiện ý nghĩa của chữ.
Có tất cả 214 Bộ thủ trong tổng cộng 1945 chữ Hán tự thường gặp.
Ví dụ:
Bộ(Nhân đứng) trong chữ (Hưu). Một người () đứng dưới gốc cây () có nghĩa là đang nghỉ ngơi. Chữ Hưu mang nghĩa “nghỉ ngơi” là như vậy.
Hoặc ví dụ chữ (Nam) bao gồm chữ Điền () ở phía trên và bộ Lực () ở phía dưới.
Diễn giải: một người, có được sức mạnh để làm ruộng, thì chỉ có thể Nam (đàn ông). Chữ mang nghĩa là “con trai, đàn ông” là như thế.

Việc nhận định được hình thù và Bộ thủ của một chữ Kanji đối với những người mới bắt đầu thì tương đối khó khăn, nhưng bất cứ việc gì cũng cần thời gian tìm hiểu, tra cữu, tích lũy, từ đó mới nắm bắt được. Vì vậy, trước tiên các bạn gặp một từ mới, thì phải tra ngay các Bộ thủ liên quan trong đó, xem âm Hán Việt là gì, cố gắng nhớ cách đọc âm On và âm Kun của nó (nhớ bằng cách ghép với chữ khác hoặc đặt trong một câu có nghĩa).

Khi bạn đã nhớ được một Bộ thủ (một phần trong chữ đó) thì việc nhớ phần còn lại của một chữ Kanji là tương đối dễ dàng.

II. Phần còn lại ở đây chính là Phần âm. Phần này theo cách đọc tiếng Hoa thì tương đối giống nhau, nhưng đọc theo tiếng Việt thì đã không còn chính xác. Tuy nhiên vẫn có những mối tương đồng và những nguyên tắc để nhận biết và nhớ các chữ này, mình sẽ trình bày trong một bài cụ thể khác, ở đây mình nêu ví dụ cho các bạn dễ hình dung như sau:

Ví dụ:
Bạch (trắng, Đọc âm On: ハク )
Bách ( thúc bách; đọc theo âm On: ハク )
Các bạn thấy, rõ ràng chữ này có cùng Bộ Bạch nên âm Hán Việt cũng như cách đọc âm On rất gần giống nhau.


Với những chữ đơn giản gồm 2 phần như thế thì không có gì để bàn, nhưng để nhớ được những chữ phức tạp thì đòi hỏi chúng ta phải biết được các bộ thủ trong đó, cố gắng tự phân tích các phần trong chữ đó để có thể hiểu được ý nghĩa của nó và nhớ lâu hơn.

Ví dụ một số chữ sau, đi từ đơn giản đến phức tạp:
Chữ AN : bao gồm bộ Miên (mái nhà) ở trên và chữ Nữ (con gái) ở bên dưới.
Diễn giải: Con gái, mà ở trong nhà, thì là an toàn. Chữ An có nghĩa là “an toàn” là như vậy.
Ngoài ra, chữ An này còn có cách đọc khác là (やす) (rẻ). Vì sao thế? Con gái ở trong nhà hoài không chịu lấy chồng thì sẽ ế, như vậy bị rớt giá, nên rẻ là vậy (<= cái này vui thôi nhé)

Chữ VIÊN (con khỉ): bao gồm bộ Cẩu (con chó) ở bên trái + phần bên phải. Phần bên phải bao gồm chữ Thổ ở phía trên, chữ Khẩu ở giữa và chữ Y ở phía dưới.
Nếu các bạn có thể phân tích được các bộ như thế (tất nhiên gặp từ mới phải tra liền, bằng cách tìm số nét), thì các bạn sẽ học được chữ Kanji dễ dàng hơn nhiều.


Tóm lại, khi các học Kanji, cần lưu ý tới Bộ thủ và sự kết hợp với các phần còn lại, dựa trên sự phân tách các chữ trong các phần đó. Những chữ có cấu trúc giống nhau thường có âm Hán Việt gần giống nhau và cách đọc gần giống nhau.

Học Kanji là học chữ tượng hình, tức là phải nhớ được mặt chữ.
Để làm được điều này thì cần tập thói quen đọc và nhìn chữ Kanji mỗi ngày.

Dưới đây là một số nguyên tắc học Kanji hiệu quả nhất:
Nguyên tắc 1. Gặp từ mới là tra ngay (nhớ âm Hán Việt, biết cách đọc âm On, âm Kun)
Nguyên tắc 2. Ghép từ đó với nhiều từ khác để ra từ ghép (nhằm giúp bạn thuộc âm On dễ dàng hơn)
Nguyên tắc 3. Ghép từ đó trong một cụm từ, một câu có nghĩa (giúp bạn nhớ âm Kun dễ dàng hơn)

Ví dụ: gặp từ HỌC  
Cách đọc âm On là Gaku
Cách đọc âm Kun là Manabu
Tập ghép các từ khác:
学生 (gaku-sei: học sinh) 
学院 (gaku-in: học viện)
学校 (gakkou: trường học)

Ghép trong câu để nhớ âm Kun:
学校(がっこう)日本語(にほんご)(まな)
Học tiếng Nhật ở trường.
  
Nguyên tắc 4: Thay vì tập trung vào một vài chữ, cố gắng tăng số lượng từ mỗi ngày, và quan trọng là phải gặp lại chúng hàng ngày để đảm bảo in sâu vào trong bộ não.

Nguyên tắc 5: Học là phải đi đôi với viết, chỉ có viết mới giúp ta nhớ được chữ Kanji đó lâu hơn.
Nguyên tắc viết Kanji phổ biến: “Trái trước phải sau, trên trước dưới dau, ngang trước sổ sau, trong trước, ngoài sau”.
Ví dụ:
Chữ HƯU : viết chữ Nhân đứng bên trái trước rồi mới viết chữ Mộc. Chữ Nhân đứng thì viết nét xéo trước rồi mới viết nét sổ xuống. Chữ Mộc bên phải thì phải viết nét ngang trước rồi mới viết nét sổ dọc xuống, sau đó là viết hai nét xéo hai bên.

Có một số chữ không viết tuân thủ theo quy tắc mà thay đổi theo sự thuận tay. Tuy nhiên việc tuân thủ quy tắc viết này ngay từ đầu là cần thiết.

Bình luận (0)

Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Michael Gough
Learning English Everyday